Trồng cây Dó Bầu
Dó Bầu là loại cây dễ trồng, ít bị sâu bệnh
Các cán bộ nông nghiệp và nhiều người dân trồng Cây Dó Bầu đều cho biết cây “Dó Bầu Hương” là loại cây rừng nên rất dễ trồng và không sợ sâu bệnh. Có thể bón thêm phân các loại để cây phát triển nhanh hơn, nhưng nếu không bón phân thì cây vẫn phát triển tốt.
Dó Bầu là loại cây dễ trồng, ít bị sâu bệnh
Cây thích nghi với nhiều loại đất, khí hậu khác nhau và đặc biệt phát triển tốt với khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Hơn nữa, cây ít bị sâu bệnh vì thế mà không tốn quá nhiều công chăm sóc, không tốn nhiều diện tích đất như những giống cây khác. So với vốn đầu tư thì ngân sách đầu tư cho Cây Dó Bầu chỉ bằng ½ so với cây khác.
Nên trồng Dó Bầu xen canh với cây khác
Lúc nhỏ Cây Dó Bầu ưa bóng mát nhưng khi lúc lớn lại là cây ưa sáng, hơn nữa Cây Dó Bầu không tốn nhiều công chăm sóc, phân bón lẫn diện tích trồng. Vì thế, bà con có thể tận dụng trồng xen canh Dó Bầu với những loại cây khác. Vừa để giúp Dó Bầu phát triển và sinh trường tốt, vừa để có thu nhập thường xuyên trên cùng một diện tích trồng.
Khi Cây Dó Bầu bắt đầu được cấy Trầm và nuôi Trầm để cho thu hoạch thì cũng là bà con nên loại bỏ những giống cây trồng xen kẽ để tập trung hỗ trợ quá trình tạo Trầm tốt hơn.
Áp dụng phương pháp tạo Trầm và khai thác Trầm khoa học
Trầm Hương là sản phẩm quý nhất mà Cây Dó Bầu mang lại cho bà con, vì thế kỹ thuật tạo Trầm và khai thác trầm tối đa rất cần thiết.
Trước kia, do quá trình khai thác bừa bãi tìm Trầm, đã làm nguồn giống Cây Dó Bầu (loại giống tỷ lệ tạo Trầm Kỳ cao trong tự nhiên) cạn kiệt, kéo theo một số giống Dó tạo Trầm khác như Dó Me.. cũng ít dần. Hơn nữa, không phải cây nào cũng cho Trầm một cách tự nhiên mà tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau từ chất đất, giống cây… thì mỗi cây cho một lượng Trầm khác nhau. Vì vậy, không ít bà con trồng Dó Bầu ngậm ngùi khi không có được lượng Trầm như ý.
Áp dụng phương pháp tạo Trầm và khai thác Trầm khoa học
Ngày nay, nhờ kỹ thuật tạo Trầm mới đó là Kích thích tạo Trầm theo phương pháp sinh học. Kỹ thuật này được các cán bộ nông nghiệp chuyển giao lại cho bà con. Theo đó, người trồng Dó Bầu có thể tự tạo Trầm cho vườn Dó Bầu nhà mình mà không cần phải đi thuê người chuyên cấy Trầm như trước nữa. Vì thế, chi phí đầu vào cũng giảm đi.
Cũng nhờ kỹ thuật mới này và phương pháp khai thác Trầm tiên tiến mà bà con nhà vườn thu được lượng Trầm và chất lượng Trầm tốt hơn. Đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu ra thế giới, nâng cao lợi thế cạnh tranh chất lượng Trầm của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực.